Bình Hút Lộc H23 Phượng Hoàng Quần Mai Vẽ Vàng 24K

2.700.000₫
Xuất xứ: Bát Tràng Cảnh: Phượng Hoàng Quần Mai
Tags: Bình hút lộc Bình hút lộc H28 Bình hút lộc men lam tràm cổ Bình hút lộc phong thủy Bình hút lộc phú quý Bình hút lộc Phượng Hoàng quần mai Bình hút lộc Phượng Hoàng quần mai vẽ vàng 24k Bình hút lộc trang trí Bình hút lộc vẽ vàng 24k Bóng hút lộc Bóng hút lộc H28 Bóng hút lộc phong thủy Bóng hút lộc phú quý Bóng hút lộc Phượng Hoàng quần mai Bóng hút lộc Phượng Hoàng quần mai vẽ vàng 24k Bóng hút lộc trang trí Bóng hút lộc vẽ vàng 24k quà tặng tân gia

Biểu tượng phượng hoàng xuất hiện nhiều trong văn hóa Đông Tây. Ngày nay, chúng ta thấy những hình ảnh phượng hoàng xuất hiện ở mọi nơi như là đặt tượng phượng hoàng trong nhà, xăm hình phượng hoàng… Đã bao giờ bạn tự hỏi, phượng hoàng biểu tượng cho điều gì? Nó có ý nghĩa như thế nào trong văn hóa và phong thủy? 

Tìm hiểu lịch sử về hình tượng chim phượng hoàng

 Chim phượng hoàng là gì?

Chim Phượng Hoàng là một trong số các nhân tố chính của vũ trụ học phương Đông, bên cạnh long (rồng), ly (kỳ lân) và quy (rùa). Theo thần thoại phương Đông, 4 linh vật này hình thành sau khi vị thần Bàn Cổ nổ thoát ra từ “quả trứng” khổng lồ. Sau đó chúng đã hợp sức với Bàn Cổ để tạo ra thế giới bằng thần thông của mình.

Bốn linh vật này tạo ra ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ), tạo ra 5 mùa (xuân, hạ, thu, đông). Đồng thời chia thế giới thành 5 khu vực (bắc, nam, đông, tây và trung tâm). Mỗi loài cai quản một phần tạo hóa, và Phượng Hoàng chịu trách nhiệm cho mộc, mùa hạ và phía nam.

Trước đây, chim Phượng Hoàng là 2 loài chim tách biệt, gồm Phượng là con trống, còn Hoàng là con mái. Nhưng sau này, nó được nhập chung vào nhau thành một thực thể giống cái, để ghép với Long (rồng) giống đực thành một cặp.

Giống như Rồng, chim Phượng Hoàng là loài vật tập hợp tất cả các điểm đẹp nhất của các loài vật, như đầu gà, hàm én, cổ rắn, lưng rùa, đuôi cá… Thân mang 5 màu ngũ hành: đen, trắng, đỏ, xanh và vàng.

Theo một số truyền thuyết, các bộ phận của Phượng Hoàng còn được mô tả tương ứng với các thiên thể. Đầu là bầu trời, mắt là mặt trời, lưng là mặt trăng, chân là trái đất và đuôi là các hành tinh. Do đó, chim Phượng Hoàng còn được xem là sự gắn kết giữa trái đất và các hành tinh khác. Mỗi khi Phượng Hoàng bay hoặc múa chính là tượng trưng cho sự hoạt động của vũ trụ.

 Phượng Hoàng là sự kết hợp các đặc điểm xinh đẹp nhất của nhiều giống loài: đầu gà, chiếc cổ cao của chim hạc, và bộ đuôi thướt tha rực rỡ của loài công. Nó có mỏ diều hâu dài, tóc trĩ, vẩy cá chép, móng chim ưng,… Các bộ phận của phụng đều có ý nghĩa của nó: Đầu đội công lý và đức hạnh; mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng; lưng cõng bầu trời; cánh là gió; đuôi là tinh tú; lông là cây cỏ; chân là đất. 

  Chính vì thường tượng trưng cho điềm lành và sự cao quý, nên từ thời xa xưa, người ta thường gắn hình ảnh phượng hoàng lên các kiến trúc cung đình, lăng mộ và những đồ trang sức quý giá chỉ dành cho các bậc đế vương.

Nguồn gốc chim Phượng Hoàng

 Hình ảnh về Phượng Hoàng đã xuất hiện tại Trung Quốc cách đây trên 7.000 năm, thông thường trong các miếng ngọc. Các thuyết ngày nay cho rằng nó có thể là hình ảnh đại diện cho một loài chim lớn thời tiền sử, tương tự như đà điểu, khá phổ biến ở Trung Hoa tiền sử.

 Trong thời kỳ nhà Hán (khoảng 2.200 năm trước), Phượng Hoàng được sử dụng như là biểu tượng của hướng nam, được thể hiện dưới dạng con trống và con mái quay mặt vào nhau.

 Trong văn hóa Việt,  chim Phượng Hoàng có nguồn gốc từ chim Lạc. Trải qua hàng ngàn năm phong kiến, chim Lạc luôn cố gắng vươn lên bầu trời cao rộng với khao khát chinh phục. Phượng Hoàng chính là hình ảnh hoàn thiện của chim Lạc, đại diện cho những ước mơ cao đẹp nhất.

 Chim Phượng Hoàng ở Việt Nam được cho rằng xuất hiện từ rất sớm với hình ảnh chim  Lạc trên trống đồng Đồng Sơn. Trên mặt trống đồng, nó bay lượn giữa vũ điệu của vũ trụ để vạn vật sinh sôi và tái hợp.

S au ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, Phượng Hoàng có nhiều thay đổi nhưng vẫn được xem là biểu tượng của phương Nam. Nó kết hợp với rồng tạo thành một cặp âm dương trong tứ linh linh Long – Ly – Quy – Phượng.

 Chúng xuất hiện trên những viên gạch nền vuông to của thời Đinh – Tiền Lê. Chim phượng ở đây gồm hai con, được bố cục thành một hình tròn ở giữa viên gạch. Cổ phượng dài, mỏ quặp gần giống mỏ vẹt. Đuôi phượng dài, gồm nhiều tua dải dài ngắn khác nhau họp lại thành chùm. Hai cánh phượng hoàng xòe rộng trong tư thế đang bay lượn.

  Đến thời Lý, chim phượng hoàng là biểu trưng riêng cho hoàng hậu và nữ giới quý tộc nói chung.  Hình ảnh Phượng hoàng xuất hiện nhiều nhất có chân dài như chân hạc, chân trái đứng thẳng trên đài sen với những ngón dài, móng sắc. Còn chân phải thì đang co lên theo nhịp điệu của điệu múa. Đuôi gồm nhiều tua lông kết thành chùm.

  Thời Trần hoa văn hình phượng được tiếp tục chạm trang trí rộng rãi với nhiều ý nghĩa phong phú. Sang thời Lê sơ chúng tại lại gặp một số hình phượng trên bia đá và một hình phượng trên bình gốm.

  Trải qua chiều dài lịch sử, hình tượng chim phượng hoàng có sức sống mãnh liệt trong đời sống văn hóa của nước nhà, trở thành đề tài quen thuộc trong kiến trúc, điêu khắc và trang trí truyền thống của dân tộc.

Hình tượng chim phượng hoàng trong phong thủy

 Phượng hoàng là biểu tượng của âm dương hòa hợp

  Thời xa xưa Phượng Hoàng thường được nhắc đến là một đôi chim cùng với nhau. Phượng là con chim đực, trong khi hoàng là con chim cái. Cùng với nhau, chúng là một phép ẩn dụ cho biểu tượng âm dương hòa hợp, cũng như một biểu tượng của mối quan hệ chính thức giữa nam và nữ.

 Dần dần sự phân biệt này không còn nữa, phượng hoàng mang vẻ đẹp của đức hạnh,duyên dáng, trang nhã của hoàng hậu bên cạnh Rồng biểu tượng cho Hoàng đế. Từ đó rồng phượng tượng trưng cho hôn nhân, tình yêu hạnh phúc viên mãn.

 Phượng Hoàng là biểu tượng của hoàng gia và vẻ đẹp quyền thế của người phụ nữ truyền thống

Trong văn hóa phương Đông, Phượng Hoàng được xem là biểu tượng của hoàng gia và vẻ đẹp quyền quý của phụ nữ truyền thống. Với vẻ đẹp cao quý và nhiều sức mạnh kỳ diệu, hình ảnh Phượng Hoàng thường xuất hiện trong các kiến trúc cung đình lớn và đồ sộ. Người ta cho rằng nó sẽ mang đến vận may và những điều tốt đẹp.

Chim Phượng Hoàng thường gắn liền với hình ảnh người phụ nữ. Chim hiện thân cho các đức tính của phụ nữ truyền thống: khiêm tốn, trung thành, tốt bụng và chính xác. Vì mối liên hệ với hoàng gia, chim cũng được xem là biểu tượng hoàn hảo của hoàng hậu (các phi tần), đại diện cho sức mạnh của họ. Rồng – Phượng, một sự kết hợp hoàn hảo giữa hoàng hậu và hoàng đế, biểu thị cho những mối quan hệ vợ chồng.

Chim phượng hoàng – Biểu tượng vĩnh cửu của cái đẹp, quyền uy và thần thánh

  Chim Phượng Hoàng có khả năng tái sinh vậy nên hình ảnh chim Phượng mang biểu tượng của cái đẹp vĩnh cửu. Loài chim thần thánh này tự chữa lành vết thương của mình và có thể chữa lành vết thương của người khác nên là biểu tượng của quyền uy và thánh thần.

  Chim Phượng Hoàng xuất hiện trong thời kỳ thái bình và thịnh vượng gắn với sự tái sinh từ đống tro tàn, Chính vì thế chim Phượng Hoàng còn là biểu tượng của thịnh vượng.

Chim Phượng Hoàng – biểu tượng cho 5 đức tính quý báu của con người

Trong Phong Thủy, chim Phượng Hoàng gắn liền với 5 đức tính quý báu của con người. Đầu phượng hoàng tượng trưng cho đức hạnh. Đôi cánh sải rộng tượng trưng cho tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ. Chiếc lưng thể hiện cho cách đối nhân xử thế khéo léo. Bộ ngực thể hiện lòng nhân đạo và lòng trắc ẩn. Phần bụng biểu thị sự đáng tin cậy.

Hình tượng chim phượng hoàng có thể kích hoạt năng lượng dương cho hôn nhân

  Đàn ông độc thân cần kích hoạt năng lượng dương nếu họ muốn lập gia đình và cần sự may mắn về phong thuỷ để tìm được người vợ xứng đáng. Tuy nhiên, nếu dùng hình ảnh rồng sẽ tạo ra sự mất cân bằng về năng lượng, do đó không được may mắn. Biểu tượng tốt nhất những người đàn ông độc thân nên dùng là phượng hoàng. Với đặc điểm là người chủ động kiếm tìm các mới quan hệ, phượng hoàng sẽ mang đến cho họ nhiều cơ hội trong việc tìm kiếm bạn đời.

Phượng hoàng là biểu tượng cho khả năng hồi phục kiên cường sau thất bại

  Như ở trên đã trình bày, Phượng Hoàng là linh vật bất tử. Vòng đời của chúng không bao giờ kết thúc. Khi bị thương nặng hoặc cảm thấy mình quá già yếu (không dưới 500 tuổi), phượng hoàng sẽ tự xây một cái tổ bằng lông của mình, rồi tự thiêu bằng chính nguồn nhiệt của bản thân. Từ trong đống tro tàn ấy, nó sẽ tái sinh dưới hình dạng một chú chim non. Vì khả năng tái sinh này mà phượng hoàng là biểu tượng cho khả năng hồi phục kiên cường sau thất bại, vươn lên để đạt thành công.

Lưu ý:

Phượng hoàng có đầy đủ thuộc tính của bộ gà, những người cầm tinh con rồng, rắn, trâu (người tuổi Thìn, Tỵ, Sửu) tương hợp với gà, nên trưng bày bình hút lộc phượng hoàng. Những người cầm tinh con mèo, chó gà (người tuổi Mão, Tuất, Dậu) không hợp với gà, không nên dùng.

  Trong phong thủy, tượng chim phượng hoàng nên được đặt trong nhà. Bạn nên đặt tượng ở những nơi cao ráo. Có thể đặt trên kệ hoặc trên tủ để nó được tỏa sáng. Nên đặt tượng phượng hoàng ở vị trí cát lợi trong phòng ngủ vợ chồng để giúp hôn nhân của hai vợ chồng tràn đầy hạnh phúc viên mãn.

 Sản phẩm chế tác từ chất liệu sứ khử  vẽ vàng cao cấp trên nền họa tiết phổ xanh. Bề mặt có độ trong, độ sâu, độ sáng bóng hoàn hảo. Lớp vàng được nung  ở nhiệt độ 800 độ C sang quý quyện chặt vào từng họa tiết hoa văn tạo nên vẻ đẹp bí ẩn, tinh xảo. 

 Bình hút lộc Công Đào có thiết kế nhỏ gọn phù hợp với những ngôi nhà chung cư hay những hốc, ngăn tủ nhỏ xinh trong nội thất nhà bạn. 

 Bên cạnh việc lựa chọn kiểu dáng, họa tiết bình, gia chủ cần biết cách tích lộc cho bình để đón nhận những vận khí tốt. Dưới đây là cách cầu tài lộc cho bình đúng chuẩn:

- Gia chủ hãy xin 1 ít đất từ gia đình giàu có. Hãy xin một cách tử tế và đàng hoàng và đón nhận trong niềm hân hoan, việc này sẽ đem lại nhiều may mắn.

- Kế đến, bạn chuẩn bị 7 loại đá quý như san hô, pha lê hoặc thạch anh, hồng ngọc, ngọc bích, trân châu, ngọc lục bảo, hoàng ngọc, ngọc mắt mèo, thạch anh tím. Chọn đá quý, hãy chọn loại hợp cung mệnh gia chủ.

- Ba, sáu, hoặc chín đồng xu xâu bằng chỉ đỏ là những thứ bạn nhất định phải có khi tích lộc cho bình.

- Đừng quên chuẩn bị 1 bao lỳ xì đựng tiền thật ( tiền Việt Nam) và 5 loại ngũ cốc như  dễ dàng tìm thấy như mè, gạo nếp, gạo tẻ, lúa mì, đậu xanh, đậu đỏ…mỗi thứ đặt vào 1 bao. Những lương thực này sẽ thể hiện cho mong ước về sự giàu có và con đàn cháu đống của bạn.

  Bạn có thể bỏ những 5 thức ngũ cốc này lên bình hút tài lộc vào dịp đầu năm như 1 cách hàm ý rằng  tài sản của mình ngày càng dồi dào, gia đình thịnh vượng.

Nhận đặt hàng, in ấn số lượng lớn các kiểu dáng cho các nhà hàng, sự kiện, quà tặng.

Liên hệ GỐM SỨ TRƯỜNG HIỀN 0989 134 438 hoặc 0915 115 545 để được tư vấn thêm.

Mời tham khảo thêm tại fanpage: https://www.facebook.com/trangtrinoithattruonghien/photos/pcb.1286495351703694/1286470468372849

icon icon icon